Careerbuilder

Khởi đầu từ cung đình, trò chơi xăm hư̖ red magic 7s

【red magic 7s】Độc, lạ nghề làm thẻ xăm hường

Khởi đầu từ cung đình,Độclạnghềlàmthẻxămhườred magic 7s trò chơi xăm hường dần trở thành trò chơi dân gian với nhiều nét biến tấu độc đáo. Ở đất cố đô Huế, chỉ còn một cụ già ngày đêm miệt mài chế tác những thẻ xăm hường với tâm niệm góp sức gìn giữ nét xưa.

XĂM HƯỜNG LÀ GÌ ?

Độc, lạ nghề làm thẻ xăm hường - Ảnh 1.

Nghệ nhân Đặng Văn Tố, người cuối cùng ở Huế chế tác thẻ xăm hường

HOÀNG SƠN

Những ngày này, xưởng chế tác thẻ xăm hường của cụ ông Đặng Văn Tố (74 tuổi, trú P.Hương Sơn, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) lúc nào cũng rộn ràng tiếng máy mài, máy cắt… "Nghề này, mỗi năm chỉ lao xao vài ba bữa tết nên phải tranh thủ làm, bán ra cho người ta chơi. Từ tháng 3 âm lịch trở đi chỉ bán lai rai, chủ yếu người ta mua về để làm đồ lưu niệm…", ông Tố mở đầu câu chuyện. Xăm hường nghe qua dễ khiến người ta liên tưởng đến xóc thẻ xăm, nhưng kỳ thực luật chơi thế nào, ý nghĩa ra sao... không phải ai là người Huế cũng biết.

Ông Tố cho hay, theo lời kể của những bô lão, trò chơi xăm hường xuất phát từ triều Nguyễn, được các phi tần, cung nữ trong hoàng cung dùng làm trò tiêu khiển những lúc nhàn rỗi. Dần dà, xăm hường lan đến các vương phủ, quan phủ rồi truyền ra dân gian cho đến ngày nay. Vì xuất phát từ hoàng cung, nên từ xưa khi các phương tiện giải trí chưa phát triển người Huế rất thích và nhiều người rành trò chơi này, đặc biệt là giới quý tộc.

Mỗi bộ xăm hường có tổng cộng 63 thẻ, khắc chữ ghi các học vị trong hệ thống khoa cử thời phong kiến. Trong đó, có 32 xăm tú tài (1 điểm/xăm), 16 xăm cử nhân (2 điểm/xăm), 8 xăm tiến sĩ (4 điểm/xăm), 4 xăm hội nguyên (8 điểm/xăm), 1 xăm thám hoa, 1 xăm bảng nhãn (cùng 16 điểm/xăm) và xăm có điểm lớn nhất là trạng nguyên (32 điểm). Theo luật xưa, người chơi gieo 6 hột xúc xắc được khắc dấu chấm theo thứ tự: nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục (mặt nhất và mặt tứ tô màu đỏ, các mặt khác tô màu đen). Mỗi lần đổ xúc xắc, căn cứ vào mặt tứ để tính điểm, người chơi sẽ nhận về cho mình chiếc xăm với số điểm thích hợp.

"Số điểm mỗi lần đổ xúc xắc chủ yếu dựa trên mặt tứ, gọi là hường. Ví dụ, 1 mặt tứ thì gọi là nhất hường, 2 mặt tứ thì gọi là nhị hường… và theo đó sẽ lấy các thẻ xăm có giá trị tương ứng. Chỉ ngũ hường thì lấy được 3 thẻ trạng nguyên, thám hoa, bảng nhãn", ông Tố phân tích. Khi kết thúc ván chơi, ai đang giữ trong tay với tổng số điểm cộng lại lớn nhất sẽ xác định được kẻ thắng người thua. Riêng lục hường, tức đổ ra 6 hột xúc xắc đều hiện mặt tứ hoặc mặt nhất, thì thắng luôn cuộc chơi. Tất nhiên có 2 người chơi xăm trở lên, nhưng thường là 6. Bởi vậy, đổ xăm hường mang lại sự phấn khích lớn cho nhóm đông người.

"GIỮ NGHỀ VÌ THẤY MÌNH CÒN CÓ ÍCH"

Ông Tố kể hơn 50 năm gắn bó với nghề khắc thẻ xăm hường, ông đã chứng kiến nhiều sự thay đổi về chất liệu lẫn hình thức của mỗi chiếc thẻ. Trong tâm trí, ông vẫn không quên những thẻ xăm làm bằng tre, gỗ… được bày bán ở chợ tết. Tuy đơn giản là thế, nhưng đó là trò chơi gắn liền với ký ức tuổi thơ của nhiều người dân xứ Huế.

Độc, lạ nghề làm thẻ xăm hường - Ảnh 2.

Một bộ xăm hường hoàn chỉnh (63 thẻ xăm, 6 hột xúc xắc) cho giá trị trưng bày cao

Vừa mài thẻ xăm có màu trắng ngà, ông Tố tiếp lời: "Là trò chơi đi ra từ giới quý tộc nên thẻ xăm hường từng được làm bằng ngà. Còn trong dân gian, từ xưa người ta đã lấy xương bò để làm thẻ xăm với những hình thức, ghi chữ đơn giản. Trời phú cho tôi khả năng vẽ vời, chế tạo nên đến nay có thể nói thẻ xăm hường do tôi chế tác thuộc hàng hoàn chỉnh nhất…".

Ông Tố nói vậy là bởi, nhờ sự sáng tạo cộng với đôi tay tài hoa, ông đã khéo léo xử lý những khúc xương bò lai thành những thẻ xăm không chỉ khắc Hán tự, chữ quốc ngữ, điểm số mà còn đưa vào đó những bức chân dung trông rất có hồn. Tương ứng với mỗi học vị mà độ cầu kỳ, tinh xảo trong mỗi thẻ xăm cũng khác nhau, trong đó thẻ lớn nhất, đẹp nhất là thẻ trạng nguyên với chân dung người đàn ông đội mão, mặc áo thêu sang trọng. Các thẻ xăm thám hoa, bảng nhãn, hội nguyên, tiến sĩ cũng được ông Tố khắc họa từng đường nét trên áo, mũ.

Trước đây, ông Tố từng cho in lụa hoặc bọc sơn, nhưng theo thời gian, mỗi thẻ xăm đều bị nhòa hình. Để cải thiện, ông mày mò nghiên cứu và sáng chế thành công chiếc máy khắc trên xương với điểm đặc biệt là có thể "đá nét" với độ nông, cạn khác nhau. Với cách làm này, từng nét trên khuôn mặt của mỗi thẻ xăm được tạo hình hết sức tinh xảo. "Để có được 1 bộ xăm hường 63 thẻ thường phải cần đến 10 bộ xương bò. Sau khi ngâm vôi 3 ngày, xương sẽ được làm sạch rồi cắt thành từng tấm thẻ. Khắc hình, chữ xong, thẻ sẽ được lên sơn với 2 màu đen, đỏ. Công đoạn cuối cùng là mài nhẵn, để từng đường nét hiện ra", ông Tố nói.

Nghe qua thì có vẻ đơn giản, nhưng có ở xưởng của ông mới thấy nghề chế tác xăm hường hết sức vất vả và độc hại. Khi ngồi máy mài, ông Tố phải nút mũi của mình bởi hai cục bông dày cộm để không phải hút bụi xương. Ông bảo thấy hại sức khỏe, các con ông hứa sẽ chu cấp để ông... bỏ nghề. "Nhưng với tôi, đeo bám nghề bởi cái thú khó lý giải, cũng như những người thích chơi trò này đâu phải sự hơn thua mà vì sự tinh tế của nó. Ngẫm mà xem, có trò chơi nào lấy ước vọng khoa bảng như tinh thần của những sĩ tử từ xưa để mà đem ra thi thố. Đó cũng là sự tôn vinh tinh thần hiếu học của cha ông ta vậy. Tôi giữ nghề vì thấy mình còn có ích…", ông Tố trải lòng.(còn tiếp)

Một trò chơi thuần Việt

Nghệ nhân Đặng Văn Tố cho biết đã không ít người lầm tưởng trò chơi này xuất phát từ Trung Hoa. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, ông khẳng định đây là một trò chơi thuần Việt, bởi người Hoa không biết chơi trò này. "Những nơi khác cũng có người chơi xăm hường, như Hội An, Đà Lạt, TP.HCM hay thậm chí ra các nước Mỹ, Úc… Nhưng thật ra, xăm hường theo chân những người gốc Huế đến các địa phương đó. Những năm gần đây, một số khách hàng đến từ Hà Nội cũng mua về, làm quen chơi trò chơi này", ông Tố nói.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap